TỪ BI TAM MUỘI THỦY SÁM LINH VĂN – 慈悲三昧水懺靈文
- Năm khắc in: 1846 (Thiệu Trị lục niên Bính Ngọ)
Nội dung: Sách chia ba phần thượng, trung, hạ gồm những bài kinh sám hối, mong dứt khỏi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) – nguồn gốc dẫn tới các tội lỗi ở đời”.
Tích kể rằng Ngộ Đạt đời Đường đi du học, bị lên nhọt tựa như mặt người, đau nhức khôn xiết, cầu khắp thảy danh y nhưng không ai chữa được; may thay gặp một nhà sư (chính là Ca Nhã Ca tôn giả) bày cách lấy nước suối dưới núi chữa khỏi. Khi đó mới biết mụn nhọt nan y kia là do oan hồn báo oán mà thành. Ngài Ngộ Đạt bèn lập một cái thảo am ngay chỗ ấy và sau trở thành một ngôi chùa, đến năm Chí Đạo triều nhà Tống mới sắc hiệu là “Chí Đức Thiền Tự, nước suối ấy được người đời gọi là “Từ bi tam muội thủy” – thứ nước dùng để gột rửa mọi tội lỗi.
Khi đó ngài Ngộ Đạt nghĩ đến nỗi oan trái đã bao đời nếu không gặp thánh nhân thì do đâu giải khỏi được. Vì cảm niệm cái ơn tế độ lạ lùng ấy, ngài mới thuật ra pháp sám này để mai chiều lễ tụng, sau truyền bá khắp thiên hạ, chính là cuốn “Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Linh Văn” này. Nghĩa chính của bài văn này là lấy nước tam muội rửa sạch nghiệp oan nên mới đặt tên là Thủy Sám. Lại ngài Ngộ Đạt cũng vì cảm điềm dị ứng của đức Ca Nhã Ca nên dùng tên ấy mà đặt tên bộ sám văn này để đáp cái thâm ân kia.