BÍ TRUYỀN VẠN PHÁP QUY TÔNG – 秘傳萬法歸宗
- Số quyển: 01
- Số trang: 95 trang đôi
Về khoa Bùa Chú và Bí thuật có bộ sách gọi là Vạn Pháp Quy Tông, sưu tập rất nhiều những phương pháp kỳ bí cần phải luyện tập nhiều công phu đòi hỏi một tinh thần Đạo Đức căn bản. Người học sách đó phải nhằm mục đích cứu đời, hoàn toàn bất vụ lợi. Nếu có tư tưởng tham tàn hoặc ích kỷ hại nhơn, tự nhiên phải rước lấy kết quả vô cùng tai hại, tức là bị tiêu diệt.
Thời Pháp thuộc, trong số những người luyện Bút Chú Mật pháp theo Vạn Pháp Quy Tông có hai nhân vật điển hình là Ông Trần Cao Vân (tác giả cuốn sách về Kinh Dịch) và tướng cướp Ba Tín, tuy là tướng cướp theo lối Lương Sơn Bạc, nhưng vẫn là tướng cướp lấy của người giàu cho kẻ nghèo. Hai người đều có thuật tàng hình, có thần thông biến hóa, nhưng một người tên nêu sử sách, đời sau trọng vọng là ông Trần Cao Vân, còn một người lại bỏ mạng trong bóng tối.
Vạn Pháp Quy Tông chỉ bày đủ các phương pháp luyện tập của các bực tu Tiên và các Đạo sĩ du phương bên Tàu, góp nhặt từ đời Trần, đời Hán trở về sau. Tương truyền sách về Bùa Chú và bí thuật đầu tiên do Hiên Viên Huỳnh Đế cảm ứng với Thần Thánh viết ra. Sở dĩ Thần Thánh mật truyền cho Huỳnh đế những bí pháp đó là bởi ông có lòng thương dân rất bi thiết, muốn vì dân cứu khổ cứu bệnh. Nhờ những bí pháp của Thần Thánh truyền cho, vua Huỳnh Đế trừ khử tà ác, làm sáng tỏ những điều Thiện, đem lại Thái bình cho nhân dân.
Sách Vạn Pháp Quy Tông ngày xưa từng mang nhiều tên khác nhau, như trong truyện Tây Hán gọi là Thiên Thư. Lúc đầu sách tên là Cửu Thiên Huyền Nữ Ẩn Thư, đến Tần Thủy Hoàng tên là Kim Tỏa Ngọc Dược Chủy nghĩa là cái ống khóa và cái chìa khóa bằng vàng ngọc, Trương Lương gọi là Huỳnh Thạch Công Bí Thư, Trương Thiên Sư gọi là Toàn Thư Ngọc Triện, Viên Thiên Cương gọi là Thạch Hàm Ký, nghĩa là sách gởi trong đá. Đông Phương Sóc gọi là Sạ Phức Quyết; Truyện Tây Hán gọi là Thiên Thư, Đông Hoa Đế Quán gọi là Tử Phủ Linh Chương. Mỗi người được sách đó đều thề nguyền không truyền thụ cho kẻ phàm nhân tục tử mà chỉ trao cho bực Cao Sĩ Đại Đức.
Chính vì thế mà sách đó bí truyền.
Cuốn Vạn Pháp Quy Tông Bí Truyền này do cố giáo sư Hà Văn Cầu cho danh y Lê Văn Sửu mượn, vô cùng hiếm, tìm khắp các diễn đàn bên Tàu cũng không có thấy.