BÁCH TRƯỢNG TÙNG LÂM THANH QUY CHỨNG NGHĨA – 百丈叢林清規證義記
- Năm khắc in: 1916
- Nơi khắc in: chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
- Nơi tàng bản: chùa Linh Ứng (Hải Dương)
- Tổng số tập: 04 tập
- Tập 1: Quyển 1 – 4
- Tập 2: Quyển 5
- Tập 3: Quyển 6 – 7 (thượng)
- Tập 4: Quyển 7 (hạ) – 9
Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy Chứng Nghĩa kế thừa tinh thần của thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, ?-814), là vị sáng lập mô hình tùng lâm thiền viện với các quy củ rõ ràng, lần đầu tiên đặt ra hệ thống tổ chức sinh hoạt cho Tăng đoàn. Bộ sách không chỉ ghi lại các quy định trong thiền môn mà còn có phần “chứng nghĩa”, giải thích ý nghĩa, nguồn gốc của mỗi điều quy, được trích dẫn từ kinh tạng và lời dạy chư Tổ.
Trong nỗ lực khôi phục và gìn giữ các di sản thiền môn tùng lâm, vào đầu thế kỷ XX, Thiền gia Pháp chủ Hòa thượng Thích Thanh Hanh (trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang) đã thân đích chỉ đạo việc san khắc lại bộ sách quý “Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký”. Công việc được thực hiện vào năm Khải Định nguyên niên (1916), đây cũng là lần đầu tiên tác phẩm được san khắc tại nước Đại Việt.
Bài tựa về việc trùng san sách Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký:
Một cuốn sách Thanh Quy, các bậc cổ đức lưu truyền nghìn năm đến nay đó vậy. Đây là quy phạm khuôn thước dùng trong nhà Phật. Từ xưa, trải qua các bậc tôn túc, không ai là không sùng kính lấy đó làm chuẩn tắc; cũng chưa từng không tùy theo địa phương hay tùy thời nào mà thực hành theo trong ấy. Đến đời Đường, Bách Trượng Thiền sư, lại lần nữa có đính chính viết thêm, cũng thế mà càng sáng rõ hiển bày, thực hành theo đó càng nhiều khắp. Đất Việt ta, việc khắc kinh san tập các sách đã trải qua lâu đời, đại khái là không còn mới nữa. Tuy nhiên riêng có một bộ Thanh Quy là chưa đầy đủ, thực là điều tiếc hận. Tôi khảo đọc khi nhàn rỗi, tìm kiếm trong các tàng bản, cho đến trong các hòm sách nhà Phật, ngẫu nhiên gặp được ở chùa Mã Não – Tây Hồ, ở đấy có khắc một cuốn Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký. Lần dò lật đi lật lại, giống như bắt được của báu. Trộm nghĩ sách này, rất mực thích thời hợp nghi đối với thời cận đại, mà lại càng bó ích lợi với hàng xuất gia ta, hay cả với hàng Phật tử tại gia. Dùng sách ấy mà giáo dục rộng khắp cho thế hệ con cháu đời sau, khiến cho hết thảy đều biết được câu bắc, đường dẫn vào Đạo, không gì bằng cuốn Thanh Quy Chứng Nghĩa này vậy. Đau tiếc rằng, trong sách mối ăn khá nhiều, chưa được toàn vẹn đầy đủ. (Tôi) hỏi đến các bạn đồng tu ở các nơi, tìm kiếm bản lành. Duy có sách này ở đất Việt ta là còn lác đác. Lại nghe ở Tây Hồ, sau khi trải qua binh hỏa, bản cũ đã bị tàn hủy, lại càng không biết lần đâu để có được. Nếu như không cấp tốc trùng san để lưu truyền rộng khắp. Hoặc có thể sợ là sẽ mất mát thất truyền.
Cuối Xuân năm Tân Dậu, (tôi) qua thăng viếng ngài Khoáng, có nhắc đến sách này. Vì thế cùng hợp ý sưu tầm rộng khắp. May mắn gặp được thiện bản. Tiếp đó liền cùng khuyến tiến các vị trụ trì ở các sơn môn, cùng các vị đồng tu pháp lữ. Hết thảy đều cùng vui mừng trợ giúp tài vật, để đem khắc ván in, mà lưu truyền rộng khắp, lưu giữ lâu dài.
Cúi mong các đồng lữ xuất gia phụng hành, nghiêm cẩn trì giữ quy phạm cương chính. (Như thế) Sẽ thấy Phật pháp được thịnh hưng chấn khởi, tăng đồ có chỗ y cứ nương vào. Riêng làm bài tựa mấy lời, để ghi về duyên khởi như thế vậy.
Ngày tháng Nhuận, mùa Thu năm Nhuận Tuất – năm thứ nhất niên hiệu Đồng Trị (tức Dương lịch năm 1862). Hậu học ở Linh Nam, Dĩnh Cần – Ứng Dụ, viết tại thiền thất, (chùa) Sùng Lan – Hải Tràng.
Sách được Thư Viện An Vi trùng ấn nguyên gốc từ tàng bản cổ, có sự phục chế để đạt độ rõ nét tối đa.
Sách được khâu thủ công theo lối cổ, bìa cậy nâu, in giấy xuyến chỉ hoặc dó gấp đôi, đọc ngược từ phải sang, khâu gáy bằng chỉ dù, quét nâu, tem sách chống xước, mực in chống nước không phai màu.
Quý vị thỉnh sách hoặc muốn trao đổi sách cũ đang có vui lòng nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà, kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.