TẠP TIẾU CHƯ KHOA QUYỂN 4 – 雜醮諸科卷之四
- Năm khắc in: 1858
- Nơi tàng bản: chùa Diên Phúc
- Số trang: 61
Tạp tiếu chư khoa là bộ khoa cúng thông dụng ở miền Bắc nước ta từ xưa, và đến ngày nay vẫn còn thịnh hành ở các tỉnh miền Bắc. Nội dung khoa cúng dùng cho cả hai hàng chân tục (người tu người phàm).
Qua các sách hiện còn lưu hành ta được biết có 3 truyền bản Tạp tiếu chư khoa là Bản Liễu Chàng 柳幢, Bản Yên Viên 安圜 và Bản Xuân Lôi 春雷.
Tạp tiếu chư khoa quyển 4 được tách từ bộ Tạp tiếu chư khoa 7 quyển bản Yên Viên.
Về mặt hình thức, bản Yên Viên vượt trội bản Liễu Chàng và Xuân Lôi, chữ khắc khá đẹp và trau chuốt, mỗi trang chia làm 7 hàng có kẻ cột, mỗi hàng 16 chữ. Về nội dung, qua đối chiếu bước đầu giữa các truyền bản và theo các vị am hiểu và đang áp dụng khoa cúng Tạp tiếu ở miền Bắc hiện nay thì bản Yên Viên có lời văn sáng sủa nhất và không có lược khoa.
Bản Yên Viên 安圜 được thầy trò sa môn Huệ Tập Thích Huỳnh Huỳnh và Tinh Tiến Thích Sâm Sâm tổ chức tuyển tập san khắc vào niên hiệu Tự Đức Thứ 12 (1858). Mộc bản lưu tại chùa Diên Phúc, xã An Viễn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Ninh.
Theo lời tựa của ngài Tinh Tiến thì Tạp tiếu chư khoa được truyền sang nước ta vào giữa thời nhà Minh.
Mục lục quyển 4:
- An trấn cấm đàn kết giới nghi
- Lễ an trấn hỏa đàn khoa
- Lễ cửu ngưu sát thổ khoa
- Lễ sám tiên sư khoa
- Lễ sám thổ công khoa
- Lễ sám táo quân khoa
- Lễ hiến hóa bà khoa
Sách được khâu thủ công theo lối cổ, bìa cậy nâu, in giấy xuyến chỉ hoặc dó gấp đôi, đọc ngược từ phải sang, khâu gáy bằng chỉ dù, quét nâu, tem sách chống xước, mực in chống nước không phai màu, số lượng chỉ có vài cuốn.
Quý vị thỉnh sách hoặc muốn trao đổi sách cũ đang có vui lòng nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà, kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.