Hội thảo khoa học: “Tổ Tính Định (1842-1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”

Nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của Tổ Tính Định, sáng 20-3-2022, tại tổ đình Vũ Lăng (xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã diễn ra hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 – 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản” do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, sơn môn Xiển Pháp và Viện Nghiên Cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.

Ban Tổ chức nhận hoa chúc mừng hội thảo
Ban Tổ chức nhận hoa chúc mừng

Tham dự Hội thảo có sự chứng minh tham dự của Hòa thượng tiến sĩ Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch TT HĐTS TWGHPGVN. HT tiến sĩ Thích Gia Quang phó chủ tịch HĐTS TW GHPGVN, trưởng ban truyền thông GHPGVN; Hòa thượng Tiến sĩ Thích Bảo Nghiêm – phó chủ tịch HĐTS TW GHPGVN, trưởng ban Hoằng pháp trung ương, trưởng ban Ban trị sự GHPGVN Tp Hà Nội, Đại biểu quốc hội nước CHXHCNVN;  HT TS Thích Thanh Đạt – Ủy viên TT Hội đồng TS TWGHPGVN – Chủ tịch Hội đồng học viện GPVN tại Hà Nội; HT Thích Thanh Chính ủy viên TT HĐTS TW GHPGVN – phó trưởng ban thường trực Ban trị sự GHPGVN Tp Hà Nội; Giáo sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát – Hòa thượng Thích Trí Siêu ủy viên TT HĐTS TWGHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Minh – chứng minh Ban trị sự GHPGVN huyện Thanh Oai và sơn môn Xiển Pháp; Thượng tọa Thích Thọ Lạc – UV TT HĐTS – Trưởng ban văn hóa TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Hải Ấn – UV TT HĐTS, phó trưởng ban thường trực Ban văn hóa TW GHPGVN; HT Thích Quang Nhuận – Ủy viên HĐTS – Trưởng ban văn hóa TWGHPGVN; Thượng tọa Thích Tiến Đạt trụ trì chùa Đại Từ Ân, chùa Cự Đà; Thượng tọa Thích Tâm Hoan – trụ trì Tổ Đình Hồng Phúc Hòe Nhai – Chánh văn phòng BTS Phật giáo thành phố Hà Nội. Cùng chư tôn đức Tăng ni trong Ban văn hóa TW, ban trị sự GHPGVN thành phố HN, ban trị sự PG huyện Thanh oai, Tăng ni trong Sơn môn Xiển Pháp.

Hà Nội: Hội thảo về cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ Tính Định (1842-1901) ảnh 1
Chư tôn đức Tăng tham dự hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo lần này là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với Tăng Ni, Phật tử hiện nay. Qua các bài tham luận nghiên cứu của các học giả gửi về, có thể thấy hội thảo đã góp phần làm rõ được cuộc đời, hành trạng, sự nghiệp, những đóng góp, di sản mà Tổ Tính Định để lại; cũng như làm rõ được về vai trò, vị trí của sơn môn Xiển Pháp trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hội thảo cũng giúp đại chúng hiểu thêm về bối cảnh Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, từ đó rút ra những bài học cho sự phát triển của Phật giáo ngày nay, đặc biệt là về tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ và giữ gìn văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh thần hộ quốc an dân gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Tổ Tính Định sinh ra trong một gia đình truyền thống Nho học, lại hết lòng kính tín đạo Phật ở làng Đồng Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngay từ thuở nhỏ, Ngài đã thông minh hơn người, khi lớn lên từng làm ở phủ Tổng đốc Hà Nội. Năm 27 tuổi, hội đủ cơ duyên nên Ngài được Tổ sư Chính Binh đời thứ 11 thiền phái Tào Động, sơn môn Hồng Phúc Hòe Nhai danh tiếng nhận làm đệ tử. Ngài được Tôn sư ban Pháp danh Tâm Châu. Sau đó, Ngài cầu Bồ tát giới được Tôn sư ban đạo hiệu Tính Định, đồng thời được trao truyền pháp tu Tịnh Độ. Sau khi đắc pháp, với sự giúp đỡ của đồng đạo, vào năm 1872, Ngài đã mua một khu đất và sau đó ít lâu đã hưng công xây dựng chùa Xiển Pháp (nay vẫn còn dấu tích, thuộc phố Cát Linh, quận Đông Đa, thành phố Hà Nội). Từ đây, Tổ Tính Định hết lòng đào tạo tăng tài, lựa chọn kinh điển Phật giáo phù hợp, sau đó san khắc, in ấn nhằm phổ rộng giáo lý Phật giáo đến tín đồ Phật tử. Sơn môn Xiển Pháp dần dần trở thành một trung tâm của Phật giáo miền Bắc, một trung tâm san khắc, in ấn kinh điển Phật giáo nổi tiếng ở Hà Nội.

Tổ Tính Định (1842 – 1901)
Tổ Tính Định (1842 – 1901)

Trong khoảng 20 năm từ 1880 đến 1900, Tổ khắc ván in tới 26 bộ Kinh, trong đó đặc biệt nhất là có 8 quyển diễn Nôm

Các kinh chữ Hán gồm

  1. Chư Kinh Nhật Tụng
  2. Kinh Dược Sư
  3. Kinh Phổ Môn
  4. Ngũ Bách Danh Kinh
  5. Kim Cương Bát Nhã Kinh
  6. Phật Thuyết Đại Thừa Kim Cương Kinh Luận
  7. Lục Tổ Đàn Kinh
  8. Tạo Tượng Lượng Đạc Kinh
  9. An Tượng Khánh Tán Khoa Nghi
  10. Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni Kinh Chú
  11. Tam Quy Ngũ Giới Kinh
  12. Hồi Dương Nhân Quả Lục
  13. Đại Tạng Kinh Mục Lục
  14. Đại Bi Xuất Tướng Kinh
  15. Xiển Pháp Tự Cảm Ứng Linh Tiêm

Để cho tín đồ Phật tử dễ hiểu, dễ thấm nhuần nghĩa lý kinh điển và khiến Phật pháp được truyền bá rộng khắp, Tổ Tính Định đã dày công biên soạn, dịch nghĩa kinh điển từ chữ Hán ra chữ Nôm. Các bản chữ Nôm được dịch theo thể thơ lục bát, tập hợp thành bộ Chư Kinh Diễn Âm gồm tám quyển, là một bộ kinh độc đáo – di sản văn hóa đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Bộ kinh được khắc ván in cuối thế kỷ XIX tại chùa Xiển Pháp, Hà Nội. Nhan đề 8 quyển như sau:

Ngoài ra còn 3 quyển diễn Nôm riêng

  1. Bảo Đản Nhật Diễn Âm
  2. Kinh Huấn Trì Niệm Pháp Ngôn Trích Yếu Diễn Âm
  3. Tạo Tượng Kinh Trích Yếu Phật Tượng Diễn Âm
Nguyên bản ảnh chụp một trang in mộc bản của cuốn Chư Kinh Diễn Âm

Nguyên bản bộ Chư Kinh Diễn Âm tám quyển, gồm 240 trang, tổng cộng 3.874 câu thơ. Phía sau dùng chữ trong bộ kinh tạo thêm 18 trang, trong đó kết tập 244 câu thơ, mang đầy đủ nghĩa lý về pháp tu Tịnh Độ được kính cẩn chọn lọc những câu cốt yếu trong toàn bộ kinh rồi tập thành vào ngày 12 tháng 3 năm Tân Sửu (172 câu chọn lọc từ kinh Di Đà, 32 câu chọn lọc từ kinh Nhân Quả, và 40 câu chọn lọc từ các kinh còn lại). Đồng thời tập hợp thêm bài chú Vãng Sinh (trang 148), nghi thức niệm Phật (trang 213, 214&100), trở thành một khóa trình tụng niệm hằng ngày. Nội dung kinh văn bao quát đủ pháp lành thế gian và xuất thế gian, hướng con người “sống với nhau bằng tâm từ bi, ứng xử với nhau theo đức lục hòa, làm việc hiểu triết lý nhân quả để cuộc sống nhân gian hiện tại là Niết Bàn và tương lai sẽ là Cực Lạc”. Đây là tinh hoa của bộ Chư Kinh Diễn Âm.

Việc sưu tầm tư liệu và ảnh ấn bộ kinh này được bắt đầu từ ngày 26 tháng 4 năm Tân Sửu, do Cư sĩ Nguyễn Văn Quyền (Đệ tử Học Phật) cung kính thực hiện, trong quá trình sửa soạn, với sự trợ giúp của các Phật tử Trung tâm Khoa học Tín ngưỡng Việt Lạc – Công ty TNHH Vilapa, Cư Sĩ Nguyễn Văn Quyền đã xử lý bộ ảnh màu gốc của cuốn Chư Kinh Diễn Âm chuyển sang ảnh đen trắng, chỉnh chữ đạt tới độ nét cao và chính xác theo nguyên gốc, hoàn thành ngày mồng 10 tháng 6 cùng năm.

Sách Chư Kinh Diễn Âm do Thư Viện An Vi ấn tống
Sách Chư Kinh Diễn Âm do Thư Viện An Vi ấn tống

Đầu tháng 8 năm Tân Sửu, Trung Tâm Khoa học Tín ngưỡng Việt Lạc phối hợp cùng Thư Viện An Vi ấn tống 100 cuốn Chư Kinh Diễn Âm trên giấy dó theo kích thước như bản gốc, việc ấn tống kinh sách do Trung Tâm Khoa học Tín ngưỡng Việt Lạc – Công ty TNHH Vilapa phát tâm công đức.

Chư Kinh Diễn Âm
100 cuốn Chư Kinh Diễn Âm được ấn tống cúng dàng lên Tam Bảo tại chùa Đại Từ Ân

Duyên lành hội đủ, sáng 22 tháng 8 năm Tân Sửu, nhóm đệ tử vân tập tại chùa Đại Từ Ân, bái kiến Thượng tọa Thích Tiến Đạt, thành tâm cúng dàng 100 cuốn Chư Kinh Diễn Âm lên Tam Bảo. 100 cuốn kinh này sẽ được Thượng toạ dâng lên các bậc Hòa thượng trong nước và gửi biếu đến các thư viện nhằm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Cư sĩ Nguyễn Văn Quyền, đại diện Trung tâm Khoa học Tín ngưỡng Việt Lạc, đại diện Thư Viện An Vi chụp ảnh lưu niệm cùng TT. Thích Tiến Đạt và chư Tăng tại chùa Đại Từ Ân
Cư sĩ Nguyễn Văn Quyền, đại diện Trung tâm Khoa học Tín ngưỡng Việt Lạc, đại diện Thư Viện An Vi chụp ảnh lưu niệm cùng TT. Thích Tiến Đạt và chư Tăng tại chùa Đại Từ Ân

Xem thêm:

  1. Cuốn Chư Kinh Diễn Âm: https://thuvienanvi.com/shop/chu-kinh-dien-am-kem-yeu-luc/
  2. Danh mục sách của Xiển Pháp sơn môn mà Thư viện An Vi đã ảnh ấn: https://thuvienanvi.com/noi-san-khac/xien-phap-tu/ 
  3. Dự án tu bổ, bảo quản và số hóa kinh sách Hán Nôm: https://thuvienanvi.com/gioi-thieu/