TRÚC SONG TÙY BÚT – 竹窻隨筆
Biên soạn: Chi Na soạn thuật; Vân Thê tự Sa môn Chu Hoành trước
Năm khắc in: 1899 (mùa hè năm Kỷ Hợi – Thành Thái năm thứ 11)
Tổng số quyển: bộ 3 quyển
Nguồn: Chùa Thắng Nghiêm
Giới thiệu:
Tổ Vân Thê Chu Hoành (1535 – 1615) là một trong bốn vị Cao tăng (Tử Bách Chán Khả, Hám Sơn Đức Thanh, Ngẫu Ích Trí Húc) cuối đời nhà Minh – Trung Hoa. Tổ là người đất Hàng Châu họ Trám huý Chu Hoành. Tên chữ là Phật Tuệ, biệt hiệu Liên Trì. Tổ xuất gia thụ Cụ túc giới năm 30 tuổi, sau đó vân du sam học nhiều nơi, chín vượt ba trèo, chẳng ngại gian khổ, dãi gió dầm sương trên vạn nẻo. Cuối cùng Tổ dừng lại ở chùa Vân Thê – Hàng Châu. Tổ được xưng tụng là Vân Thê đại sư hoặc Liên Trì đại sư.
Trúc song tuỳ bút là tác phẩm được viết trong suốt cuộc đời của Tổ. Những điều mắt thấy tai nghe, những tự thuật, những tâm đắc gan ruột của bậc Đai sĩ được chép cẩn thận. Những ngày cuối cùng của cuộc đời – tức năm Vạn Lịch thứ 43, đời Minh (1615) – đích thân Tổ đề tựa cho Trúc song tuỳ bút.
Nội dung:
Sách được chia làm 3 quyển, mỗi quyển đều có phần mục lục. Nội dung là những bài tùy bút của nhà sư Chu Hoành (Trung Quốc) nói về chuyện tai nghe mắt thấy và những suy nghĩ có liên quan tới đạo Phật.
- Quyển 01: Sơ bút – từ chương Tăng vô vi 僧無爲 đến chương Chủng chủng pháp 種種法 (tổng cộng 161 chương);
- Quyển 02: Nhị bút – từ chương Bát nhã chú 般若咒 đến Diệu thiếu sư 妙少師 (tổng công 141 chương);
- Quyển 03: Tam bút – từ chương Sát sinh nhân thế đại ác 殺生人世大惡 đến chương Thiên thuyết dư 天説餘 ( tổng cộng 125 chương).
Sau mỗi chương đều có phần thích âm.
Cả thảy là 423 bài tuỳ bút ngắn gọn được phân tích tường tận. Văn phong như gió lướt qua cây báu ở Cực Lạc, như đàn cầm của Thát-bà trỗi lên trong thanh không. Kể từ khi xuất gia cầu đạo, phân biệt giữa Phật giáo với các Tôn giáo khác, những luận bàn giáo nghĩa Phật-đà, những sinh hoạt, hành trì của người xuất gia, mối quan hệ giữa Thuyền – Tịnh và Giáo ra sao, thói mê tín dị đoan cho đến Nho – Phật dung hợp thế nào v.v… đều được ghi chép tỉ mỉ càng cho chúng ta thấy được phong độ cốt cách của Đại sư trong suốt cuộc đời.