TỲ NI NHẬT DỤNG THIẾT YẾU HƯƠNG NHŨ KÝ – 毗尼日用切要香乳記
- Năm khắc in: 1870 (Canh Ngọ, năm Tự Đức thứ 23)
- Nơi tàng bản: chùa Linh Sơn
- Số quyển: 01 (gộp 2 phần thượng, hạ)
Luật sư Độc Thể, hiệu Kiến Nguyệt (1601-1697) cuối đời Minh, Trung Hoa được tôn xưng là Nam Sơn luật sư (Đạo Tuyên, 596-669) đời Đường tái thế, Ngài đã dựa vào tác phẩm Tỳ Ni Nhật Dụng của Thiền sư Tính Kỳ vốn tập hợp các thi kệ trong phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm với một số bài kệ, đà-la-ni khác rải rác trong Mật bộ mà biên soạn thành tác phẩm Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu. Sau đó, hai cao đồ của Ngài là luật sư Thư Ngọc giải thích nghĩa lý của tác phẩm này soạn thành Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Ký.
Sau khi xuất gia, tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều phải học thuộc và thực hành theo hai thời khóa tụng kinh sớm chiều và bộ Luật Trường Hàng. Trong đó, quyển Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu là căn bản thực tập chánh niệm trong sinh hoạt thường ngày của Tăng sĩ. Có thể nói, đây là bộ sách gối đầu giường của người xuất gia. Dù có nhiều pháp môn để hành trì, nhưng bất luận hành giả tông phái nào cũng đều không bỏ qua phương thức thực tập chánh niệm của bộ luật căn bản này.
Dù ảnh hưởng Thiền tông của Trung Hoa, nhưng dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi được thành lập năm 580 và dòng Vô Ngôn Thông năm 820 vẫn lấy luật làm căn bản, thực tập như một phương tiện nhiếp tâm một cách tự nhiên, đồng thời, phát lòng từ bi rộng lớn như công hạnh Bồ-tát.
Sách được khâu thủ công theo lối cổ, bìa cậy nâu, in giấy xuyến chỉ hoặc dó gấp đôi, đọc ngược từ phải sang, khâu gáy bằng chỉ dù, quét nâu, tem sách chống xước, mực in chống nước không phai màu, số lượng chỉ có vài cuốn.
Quý vị thỉnh sách hoặc muốn trao đổi sách cũ đang có vui lòng nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà, kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.