MÔNG SƠN THÍ THỰC KHOA NGHI DIỄN NGHĨA – 蒙山施食科演義
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thang khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn (nay thuộc huyện Danh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên), nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hằng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông.
Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Ba đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
Hiện khoa Mông Sơn Thí Thực còn thấy 2 bản bằng chữ Hán in đời Khải Định: một bản tàng trữ ở chùa Báo Quốc (Huế) và một bản có phần diễn Nôm của Hòa thượng Bích Liên (in năm 1922 tại chùa Vĩnh Khánh, Bình Định). Bản thứ hai có nội dung phong phú hơn bản đầu.
Sách được phục chế in theo bản diễn Nôm của Hòa thượng Bích Liên.
Sách được khâu thủ công theo lối cổ, bìa cậy nâu, in giấy xuyến chỉ hoặc dó gấp đôi, đọc ngược từ phải sang, khâu gáy bằng chỉ dù, quét nâu, tem sách chống xước, mực in chống nước không phai màu, số lượng chỉ có vài cuốn.
Quý vị thỉnh sách hoặc muốn trao đổi sách cũ đang có vui lòng nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà, kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.