PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG – 法華提綱
- Biên soạn: Thiền Sư Thanh Đàm (Minh Chánh)
- Năm biên soạn: tháng 8 năm 1820 – đời vua Gia Long năm thứ XVIII
- Năm khắc in: 1933
- Tàng bản tại: chùa Bích Động
Tác phẩm do Thiền Sư Minh Nam, huynh đệ của Thiền Sư Thanh Đàm, kiểm duyệt và viết bài tựa.
Được khắc ván và lưu hành tại chùa Vĩnh Nghiêm vào năm 1933, do Hòa Thượng Thanh Hanh viết lời tựa.
Pháp Hoa Đề Cương nêu lên Tông chỉ của Kinh Pháp Hoa và chú giải sơ lược cho các chương trong kinh này, đồng thời lấy 14 chữ Khai Thị Ngộ Nhập Nhất Phật Thừa Tri Kiến Đạo Trí Tuệ Tông Chỉ để làm kệ tụng nhằm nêu lên cương yếu của Kinh.
Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm nghiên cứu biên khảo rất giá trị. Thiền sư Thanh Đàm đã khơi dậy những bí ẩn đang ngự tìm trong kinh Pháp Hoa với nhãn quan của Thiền Học. Ngài đọc kinh với cốt cách của Thiền Sư và luận bàn với tâm thức đã thực ngộ.
Văn của Ngài viết gọn diễn tả trọn vẹn được tinh yếu, nếu không đọc với con mắt khác thường thì khó mà tìm thấy giá trị vô cùng trong đó. Lối thuật dụng Thiền sư Thanh Đàm dùng đến là chen lẫn thơ kệ. Đây là nhịp cầu gạch nối điểm bùng lên giữa đối tượng và nhận thức. Và cũng là phương tiện giúp người đọc cảm thấy dễ chịu cho đôi mắt và tâm hồn.
Sau đây là bài kệ của Sư tán dương sách Pháp Hoa Đề Cương:
Hồ xanh trong biếc nảy sen thơm
Minh Chánh nhất thừa đà quảng bá
Đạo trung tâm yếu lại hoằng dương.
Quần phương tỏ ngộ tâm viên tịnh
Đại chúng đồng tham lý vĩnh trường
Thanh tịnh sen kia ngời pháp giới
Tự tánh Tỳ-lô khéo xiển dương.(Bích thanh đàm xuất diệu liên hương
Hoa mục chi tiêu tổng pháp cương Minh
Chánh nhất thừa khai tố quảng
Đạo trung tâm yếu thị hoằng dương.
Quần phương hội ngộ viên tâm tịnh
Chúng đẳng đế quan nhập lý trường
Thanh tịnh liên hoa quang pháp giới
Tỳ-lư tánh hải diễn chân thường.)
Bài tựa sách Pháp Hoa Đề Cương được viết vào tháng tám âm lịch năm 1820. Hai chữ Minh Chánh trong bài thơ là pháp hiệu của Thanh Đàm.
Kinh nói: “Chư Phật vì một đại sự nhân duyên xuất hiện trong đời là muốn khiến cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”. Nhưng câu kinh trên cũng là cương lĩnh chánh yếu của toàn bộ, các nhà sớ giải lấy đó làm chỉ thú nòng cốt để giải thích rộng bộ kinh này. Do đó mới biết chư Phật nói ba câu hỏi, chín thí dụ, hội ba về một, dẫn quyền vào thật để khai thị. Đó là khiến tất cả chúng sanh biết được bản lai diện mục, gọi là tri kiến Phật để ngộ nhập nó.
Xét khi Phật còn tại thế, hàng Thanh văn nghe qua hai lượt được ngộ, Phật liền thọ ký cho họ. Cho đến tất cả chúng sanh nghe qua một câu một kệ của kinh này có một niệm tùy hỷ, Phật cũng huyền ký cho họ. Đó là rốt ráo một đại sự nhân duyên vậy.
Trộm nghĩ kinh này là vua trong các kinh, các nước đều truyền bá rộng rãi. Riêng ở Trung Hoa có đến hơn trăm nhà sớ giải thì đủ biết tầm quan trọng của nó rồi.
Bộ kinh này lưu thông đến nước ta (Việt Nam) đặc biệt vào triều vua Gia Long, có một vị cao tăng là Hòa thượng Bích Động y theo kinh này mà làm đề cương.
Nay ty Hoằng pháp chúng tôi (Thanh Chúc, Thanh Quy, Thanh Trà) phát tâm khắc lại và lấy bộ này làm một trong mười khoa công án.
Đây là lời dẫn vậy. Vĩnh nghiêm, hậu học Tỳ-kheo Thanh Hanh Kính đề lời dẫn tựa. Hoàng triều Bảo Đại năm thứ chín (1933) tháng 4 mùng 10.Nước Đại Nam, tỉnh Ninh Bình, phủ An Khánh, huyện An Mô, tổng Đam Khê, xã Đam Khê, chùa Bích Động tàng trữ bản để về sau biết mà in.
Pháp Hoa Đề Cương tự dẫn
HT. Thích Nhật Quang – Tu Viện Chân Không 1973 dịch