Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – 妙法蓮華經
- Tổng số tập: 02
- Tập 1: từ Quyển 1 (phẩm tựa) đến hết Quyển 4 (phẩm 13)
- Tập 2: từ Quyển 5 (phẩm 14) đến hết Quyển 7 (phẩm 28)
Giới thiệu:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường gọi tắt là Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Trong Kinh Phật Ðại thừa có nói về các mối quan hệ nhân quả (nguyên nhân và kết quả), thực tướng (nội dung và hình thức), quyền thực (phương tiện và mục đích). Quyền và thực cùng song song tồn tại, như hoa sen (liên hoa) và hạt sen cùng tồn tại. Khi hoa rụng thì hạt thành rồi cũng rụng. Không có quyền thì cũng không có thực.
Tương truyền, kinh Pháp Hoa được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trước khi ngài nhập Bát Niết bàn, tức vào chặng đường cuối của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh (ngũ thời giáo): Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương Quảng, Bát Nhã và Pháp Hoa – Niết Bàn (theo quan niệm của Thiên Thai Tông). Tư tưởng kinh Pháp Hoa rất đa dạng nhưng tựu chung có những tư tưởng cốt yếu như: khẳng định quan niệm Nhất thừa, Phật tính và Pháp thân thường hằng. Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là một trong hai mươi Thánh thư phương Đông.
Nội dung:
Ông Tỳ kheo Liên Thành Ân: Từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Đức Phật, quì gối, trịch vai áo bên phải, thưa hỏi như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là kinh Đức Thế Tôn dạy sau cùng để chỉ “Tri Kiến Phật” của mỗi người, nhưng vì Đức Thế Tôn dạy ẩn ý nên chúng con không lãnh hội được. Vậy, kính xin Đức Thế Tôn dạy rõ từng phẩm một cho chúng con hiểu, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy ông Tỳ kheo Liên Thành Ân:
– Này Tỳ kheo Liên Thành Ân. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này có 28 phẩm, mỗi phẩm có ẩn ý riêng. Như Lai chỉ nói đại cương thôi. Sau này, ông có thắc mắc điều chi hãy hỏi ông Ma Ha Ca Diếp, ông ấy sẽ dạy cho.
Đức Phật dạy đại cương 28 phẩm của kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
- Phẩm 1: Tựa: Đây là nguyên do Như Lai nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong hang núi Kỳ Xá Quật nơi thành Vương Xá.
- Phẩm 2: Phương tiện: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khó có người tu, nên Như Lai dùng phương tiện chỉ Phật tánh của mỗi người.
- Phẩm 3: Thí dụ: Kinh Diệu Pháp Liên Như Lai dạy để đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên khó hiểu. Vì vậy Như Lai phải đưa ra nhiều thí dụ thì các ông mới hiểu.
- Phẩm 4: Tín giải: Các ông là người giàu sang, có rất nhiều của cải mà không dám nhận, mà lại đi làm người cùng tử xin ăn, cầu xin người khác, rồi tự nguyện xin làm tôi tớ cho họ.
- Phẩm 5: Dược Thảo dụ: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là kinh như là “Thần dược” giúp cho con người hết 16 thứ bệnh của tánh Người.
- Phẩm 6: Thọ ký: Ai nhận được Phật tánh của chính mình thì Như Lai thọ ký cho sau này sẽ được thành Phật.
- Phẩm 7: Hóa thành dụ: Những sự dụng công tu hành của ông nếu có kết quả, là có kết quả của ảo bóng thôi.
- Phẩm 8: Ngũ bá đệ tử thọ ký: Như Lai thọ ký cho những đệ tử có duyên lớn với pháp môn giải thoát, trong đó có 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu với Như Lai.
- Phẩm 9: Thọ học, vô học nhơn ký: Như Lai thọ ký bất cứ người nào có học hay không học mà nhận ra Phật tánh của chính mình đều được thành Phật.
- Phẩm 10: Pháp sư: Như Lai thọ ký cho những người, lúc nào cũng mong được thành Phật, dù người này chỉ cần một niệm nhỏ muốn thành, thì người này Như Lai cũng thọ ký cho họ. Người này khi còn ở nơi thế giới loài người là một Pháp sư dạy pháp môn Thanh tịnh thiền.
- Phẩm 11: Hiện Bửu tháp: Bửu tháp mà từ dưới đất hiện lên là Bửu tháp thật, còn Bửu tháp mà từ hư không rớt xuống là Bửu tháp không thật. Người tu mà nhận được Phật tánh từ trong thân phát ra là thật,
- Phẩm 12: Đề Bà Đạt Đa: Có 2 phần:
- Một: Đề Bà Đạt Đa là vị Bồ tát thử thách Như Lai trong nhiều đời tu theo chánh pháp Thanh tịnh thiền. Đây là một vị Thiện tri thức đối với Như Lai.
- Hai: Như Lai Huyền ký: Đến đời Mạt Thượng pháp ở tại “Đất Rồng” có người Nữ thành Phật.
- Phẩm 13: Trì: 500 vị A La Hán quyết chí giữ gìn kinh Diệu Pháp Liên Hoa này. (Dịch đúng nghĩa là 500 vị Bồ Tát nguyện gìn giữ kinh Diệu Pháp Liên Hoa này).
- Phẩm 14: An Lạc hạnh: Như Lai dạy, hiện tại và tương lai, ai gìn giữ kinh Diệu Pháp Liên Hoa này thì được 2 cái lợi:
- Một: Thân tâm thường an lạc.
- Hai: Hạnh của người tu giải thoát.
- Phẩm 15: Tùng địa dũng xuất: Ở một nước có 2 nơi tự bùng lên pháp môn Thanh tịnh thiền này mà không có người truyền lại.
- Phẩm 16: Như Lai thọ lượng: Như Lai dạy các ông: Số lượng người đời Thượng pháp, Trung pháp thì số người đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền” không có là bao nhiêu. Phải đến dời Mạt Thượng pháp trở đi, thì số người giác ngộ “Yếu chỉ thiền Thanh tịnh”, không tính hết được. Người đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền” rất nhiều. Còn người được “Rơi vào Phật giới” nhiều nhất từ khi Như Lai dạy pháp môn Thanh tịnh thiền này.
- Phẩm 17: Phân biệt công đức: Ai giúp cho người khác giác ngộ “Yếu chỉ Thanh tịnh thiền”, được một phần công đức nhỏ. Ai giúp người khác đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền” thì được công đức lớn. Ai giúp cho người khác được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh” thì công đức vô lượng.
- Phẩm 18: Tùy hỷ công đức: Phần công đức này, người vô tình làm ra, như: Thấy người khác phổ biến kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là kinh giúp cho người khác giác ngộ giải thoát, mình vui lòng tham gia. Những người tùy hỷ làm theo này, tự nhiên nhận được công đức mà mình không hề biết.
- Phẩm 19: Pháp sự công đức: Giải nói người khác biết thâm sâu của kinh Diệu Pháp Liên Hòa này, giúp cho nhiều người giác ngộ và giải thoát.
- Phẩm 20: Thường Bất Khinh Bồ Tát: Đây là phẩm nói về Bồ tát Thường Bất Khinh, Bồ tát tu hạnh Thanh tịnh thiền. Lúc nào vị Bồ tát này gặp ai cũng nói câu: “Tôi không dám khinh các Ngài, các Ngài rồi đây sẽ được thành Phật”. Vị Bồ tát ấy là Như Lai đó. Người nghe mà cám ơn, còn chửi hay đánh Như Lai, Như Lai lúc nào cũng sống bằng tánh Phật thanh tịnh của chính mình.
- Phẩm 21: Như Lai Thần lực: Vì muốn cho nhiều người tin là có Phật, nên Như Lai dùng Thần lực Thanh tịnh thiền để cho loài Người thấy được chư Phật ở Mười phương và vô số Bồ tát.
- Phẩm 22: Chúc lụy: Lời di chúc của Như Lai: Duy nhất chỉ có kinh Diệu Pháp Liên Hoa này, mới đưa người thọ trì đúng, thì mới giải thoát được.
- Phẩm 23: Dược Vương Bồ Tát bổn sự: Như Lai nói về Bồ tát Dược Vương truyền bá kinh Diệu Pháp Liên Hoa này, Ngài dùng mọi phương tiện để giúp cho nhiều người giải thoát.
- Phẩm 24: Diệu Âm Bồ Tát: Như Lai thuật lại: Khi Như Lai còn là Bồ tát, Như Lai thường sử dụng Âm thanh của tiếng nói giúp cho nhiều người được giác ngộ và giải thoát.
- Phẩm 25: Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ môn: Như Lai nói về thuật của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm, Ngài sử dụng Âm thanh Thanh tịnh để giúp cho ai nghe mà muốn giác ngộ giải thoát. Tất cả những người muốn giải thoát đều nghe được Âm thanh của Ngài.
- Phẩm 26: Đà La Ni: Đây là phẩm mà Như Lai sử dụng chú Đà La Ni, để giúp cho nhiều người giác ngộ và giải thoát, tức vượt ra ngoài sức hút của vật lý Trần gian này.
- Phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự: Ở thế giới loài Người, làm vua là cao quí nhất, nhưng khi đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền”, thì chức Vương quyền kia coi như là bọt bóng vậy.
- Phẩm 28: Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát: Bồ tát Phổ Hiền nguyện giúp những người các đời sau, ai trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa này đều được thành tựu cả.