TRUY MÔN CẢNH HUẤN 緇門警訓
- Tổng số quyển: 3 quyển (Thượng, Trung, Hạ)
- Số trang: 243 trang
- Ngày trùng ấn: Tháng 9 năm Mậu Tuất 2018
Truy môn cảnh huấn là tuyển tập các bài văn cảnh sách, cảnh huấn, quy nghi, châm minh…của các Tổ sư cao nhân đời trước, nói về các quy phạm trong Phật gia, khuyến khích động viên người tu hành tinh tấn. Sách do cao Tăng Như Cẩn thời Minh biên soạn.
Bản kinh này được Thư viện An Vi sưu tầm số hóa ở chùa Linh Ứng, thôn Cao Dương, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, Hải Dương do Đại đức Thích Giác Thành bảo quản và cung cấp.
Theo tác giả Diệu Tâm thì bản Truy Môn Cảnh Huấn ban đầu có 1 quyển do vị Tăng tên Trạch Hiền thuộc tông Lâm Tế biên soạn tên là Truy Môn Bảo Huấn. Đến niên hiệu Hoàng Khánh thứ 2 thời nhà Nguyên (1313) bị Tăng tên Vĩnh Trung bổ sung và lấy tên là Truy Môn Cảnh Huấn gồm 2 quyển. Đến niên hiệu Thành Hóa thứ 10 nhà Minh, vị tăng tên Như Cẩn chùa Chân Như đất Gia Hòa có bộ sách này từ thầy của mình là Thiền sư Cảnh Long.
Bộ sách này khi trùng san được Sa Môn Cảnh Long ở núi Không Cốc, Thanh Bình Võ Lâm viết bài tựa ngày 1 tháng 3 năm Canh Dần tức năm Thành Hóa thứ 6 (1470).
Thích Thân Thân ở chùa Lãm Sơn Bảo Quang thuật lại vào năm ngày tốt mùa hạ năm Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 36 triều Lê (1776)
Qua bài tự thuật của vị Tăng Thích Thân Thân ở chùa Bảo Quang núi Lãm Sơn, có thể biết được trước kia bộ sách này ở nước ta chưa có. Sau có người tên tự là Hải Kiên người xã Tử Dương, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín đạo Sơn Nam phụng Thị nội đàn được ban sắc tứ là Tăng phó đồng tử xuất gia, quy ở chùa Phúc Diên, Huệ Giác Sa môn Tính Triêm, Chánh tông Hòa thượng Thích Lãng Lãng Thiền sư, sau khi khai sơn xong dặn dò đệ tử là trụ trì chùa Sơn Bảo ở phường Yên Xá, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, Kinh Đô mở mang tu sửa và xây dựng am lớn để thờ chốn tổ. Đến năm Tân Mão bản sư lại chỉ thị san bản Truy Môn Cảnh Huấn, để cho pháp bảo được lưu thông và vâng làm việc này. Đó là việc đi tìm bản cổ, khi tìm được sách thì quá ư vui mừng, nhận trách nhiệm hết lòng san bộ sách này mà không có trở ngại, lại nhờ vào thần giúp đỡ, Tăng tục nhân sĩ quan dân đầy đủ hoàn thành mà in ấn ban ra để lưu thông.
Bộ sách in xong vào mùa An cư đầu hè năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái 13 (1903) gồm bài tựa, mục lục, 10 quyển và 4 trang giải thích âm, 1 trang hồi hướng tổng cộng 2553 tờ, ván khắc được tàng bản ở chùa Hoa Tân xã Bách Phương tổng An Luận, huyện An Lão, phủ Kiến Thụy, Hải Phòng.
Người đứng đầu thợ khắc là Nguyễn Huy Tân xã Thanh Liễu kính cẩn san khắc.
Chúng con xin được trân trọng giới thiệu bộ kinh này đến toàn thể quý thầy và độc giả.