TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH – 竹林宗旨元聲
Đề tựa vào nãm Cảnh Thịnh Bính Thìn (1796).
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm bàn về sự tổng hợp giữa đạo Phật và đạo Nho, ra đời vào cuối thế kỷ thứ mười tám, soạn bởi Ngô Thì Nhậm, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở.
Sách do Vũ Trinh và Nguyễn Sở viết, những ý chính của sách là của Ngô Thì Nhậm. Vũ Trinh và Nguyễn Sở thuật lại và viết những bài luận xung quanh các ý chính ấy. Thiền viện Trúc Lâm ở phường Bích Câu còn có hai mươi bốn người khác tham dự những cuộc đàm luận trên.
Phần đầu nói về hành trạng của ba tổ Trúc Lâm, nhan đề là Tam Tổ Hành Trạng. Có tài liệu cho rằng đây là đầu đề sai, do người đóng lại sách ghi vào,
Phần hai là 24 chương nói về 24 thanh, bàn về 24 vấn đề liên hệ đến giáo lý Nho và Phật, nhan đề là Ðại Chân Viên Giác Thanh. Ngoài ra còn có một phần phụ do Hải Ðiền (Nguyễn Ðàm) soạn, nhan đề là Ðại Chân Viên Giác Thanh Tiểu Khấu.
Hai Mươi Bốn Thanh Phối Khí Ứng Sơn, và 24 tên mới đặt cho Bồ Tát Quan Âm, mỗi tên ứng với mỗi thanh. Sở dĩ tên Quán Thế Âm Bồ Tát được nêu trên 24 lần – mỗi lần một tên khác nhau để phối hợp với một Thanh – là vì vị Bồ Tát này nhờ quán sát âm thanh mà chứng được quả vị viên thông. Vậy có thể nói 24 chương trình bày 24 đề tài thiền quán, mỗi đề tài là một thứ âm thanh. Hai mươi bốn âm thanh là: Không thanh, Ngộ thanh, Ẩn Ngộ thanh, Phát tưởng thanh, Kiến thanh, Hoán thanh, Thuyết thanh, Thu thanh, Ðịnh thanh, Tịch nhiên vô thanh, Minh thanh, Phán thanh, Tục thanh, Bất quả thanh, Tàng thanh, Hưởng thanh, Lưu động thanh và Dư thanh.
Sách được khâu thủ công theo lối cổ, bìa cậy nâu, in giấy xuyến chỉ hoặc dó gấp đôi, đọc ngược từ phải sang, khâu gáy bằng chỉ dù, quét nâu, tem sách chống xước, mực in chống nước không phai màu, số lượng chỉ có vài cuốn.
Quý vị thỉnh sách hoặc muốn trao đổi sách cũ đang có vui lòng nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà, kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.