ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH – 大方便佛報恩經
- Tàng bản: Hoa Cựu Tự
- Năm khắc in: 1908 (trung thu năm Duy Tân thứ 2 – 皇朝維新二年中秋節題)
- Tổng số quyển: 4
- Nguồn: Chùa Thắng Nghiêm
Nội dung: Đại phương tiện Phật Báo Ân Kinh là bộ kinh thuộc hệ Đại Thừa, gồm 7 quyển, chia làm 9 phẩm, phân bổ như sau:
Tập 1: tương ứng với quyển kinh thứ 1
- Phẩm 1 – Phẩm tự: là phần dẫn nhập
Nhân việc ngài A Nan nghe được kẻ Lục Chí – đồ đảng của nhóm Lục sư chỉ trích thầy Cồ Đàm (tức Tất Đạt Đa Cồ Đàm – Phật Thích Ca Mâu Ni) là người bội bạc, bất hiếu, ngài A Nan trình bày lại sự việc và thỉnh cầu đức Phật giải quyết vấn đề do nhóm Lục sư Phạm Chí đưa ra. Đây là duyên khởi của kinh.
Tập 2: tương ứng với quyển kinh thứ 2 và thứ 3
- Phẩm 2: Hiếu dưỡng phẩm
- Phẩm 3: Đối trị phẩm
- Phẩm 4: Phát Bồ Đề tâm
Tập 3: tương ứng với quyển kinh thứ 4 và thứ 5
- Phẩm 5: Luận nghĩa phẩm
- Phẩm 6: Ác hữu phẩm
- Phẩm 7: Từ phẩm
Từ phẩm 2 – Hiếu dưỡng đến phẩm 7 – Từ bi (tức tập 2 và tập 3) là phần trọng tâm của kinh, đi sâu vào phân tích sự hiếu thuận, đền ân, báo ơn của các vị Phật và Bồ Tát, không chỉ ở hiện tại mà cả trong vô lượng kiếp trước ở quá khứ.
Tập 4: tương ứng với quyển kinh thứ 6 và thứ 7
- Phẩm 8: Ưu ba ly
- Phẩm 9: Thân cận
Đây là phần kết, hay còn gọi là phần lưu thông. Hai phẩm này quy kết vào hai đặc điểm:
-
- Kẻ bị xã hội cho là hạ tiện, đáng khinh bỉ vẫn tu chứng thánh quả trong giáo lý của Đức Phật;
- Nữ giới vẫn được dự vào hàng thánh đệ tử của Phật với điều kiện họ tự nguyện tuân thủ Bát kỉnh Pháp và tinh tấn tu tập theo luật nghi do Đức Phật chế định.