Kết Tập Tư Liệu Phật Giáo Việt Nam

6 KỲ KẾT TẬP KINH ĐIỂN (TAM TẠNG) PHẬT GIÁO - Lemo's linkebook

Hiện trạng tư liệu Phật giáo Việt Nam

Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi truyền nhập phát triển và tồn tại đến ngày nay đã trải qua chặng đường dài với hơn hai thiên niên kỷ. Trong quá trình phát triển đã hình thành nên  một di sản tư liệu liên quan đến Phật giáo qua các thời kỳ khác nhau. Đó không chỉ là kinh sách mà còn là hệ thống kiến trúc, mỹ thuật biểu tượng, di văn, di vật, pháp khí,…Đây chính là nguồn tài sản tri thức lớn của Việt Nam chứa đựng nhiều lớp thông tin có giá trị to lớn về văn hóa, tôn giáo, xã hội, tín ngưỡng, văn hiến, lịch sử,..

Mục đích của kết tập tư liệu Phật giáo

Tư liệu Phật giáo Việt Nam cần được sưu tầm, tổng hợp một cách có hệ thống

  • Những tư liệu Phật giáo Việt Nam là những tư liệu thể hiện, phản ánh tất cả những gì thuộc về đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện tự nhiên, lịch sử,… liên quan đến các hoạt động Phật giáo, tín ngưỡng, tâm linh.
  • Khảo sát và sưu tầm được nhiều nguồn tư liệu nội sinh quý hiếm của Việt Nam, đặc biệt là tư liệu còn bảo quản tại các chùa và tịnh thất, tư gia và các cá nhân.
  • Tập hợp lại các nguồn tư liệu Phật giáo đang phân tán ở nhiều vùng miền trên cả nước.
  • Cần có một hệ thống lưu trữ lại các tài liệu có giá trị của Phật giáo. Xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép tìm kiếm theo tác 

Tiến hành đề án nghiên cứu kết tập tư liệu Phật giáo Việt nam

  • Nắm bắt được hiện trạng tư liệu Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng từ tiến trình phân chia, phát triển Phật giáo cũng như việc hao hụt nhiều nguồn tư liệu cổ, có giá trị theo dòng chảy lịch sử.
  • Từ việc sưu tầm, tổng hợp lại các nguồn tư liệu tại các tự viện sẽ tổng hợp thành một danh mục và từ đó có sự đối chiếu, so sánh với Tam tạng thế giới.
  • Phát hiện được các vấn đề cần được nghiên cứu và hành động để tu bổ cũng như hoàn thiện Đại Tạng Kinh Việt Nam.
  • Tạo dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Phật giáo mở cần thiết cho sự phát triển chung của nhiều ngành khoa học, cho phép tìm kiếm theo tác giả, tiêu đề và chủ đề.

Cần sự chung tay giữ gìn và đóng góp cho nguồn tư liệu Phật giáo nước nhà

Để Phật sự được thành tựu viên mãn, Thư viện An Vi rất mong được chư Tôn Thiền đức, Trụ trì các tự viện, các nhà sưu tập, các gia đình hiện còn bảo lưu được các kinh sách chữ Hán hoặc các nguồn tư liệu liên quan đến văn hóa Phật giáo, văn hóa tín ngưỡng cùng chung tay gìn giữ bằng cả nguồn tư liệu số và tư liệu gốc, làm cho nguồn tư liệu mãi không bị mai một. Một mặt nguồn tài liệu được sưu tầm sẽ được bảo quản vĩnh viễn tại Thư viện An Vi, một mặt số tư liệu này sẽ được xử lý để tiếp tục trùng ấn lưu thông khi cần thiết và cung cấp cho các nhà nghiên cứu để cùng phát huy được nguồn tư liệu này.