PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VĂN DIỄN NGHĨA – 發菩提心文演義
- Năm khắc in: 1939
- Nơi tàng bản: Chùa Giác Hải
- Số quyển: 01
- Số trang: 64 trang đôi
Phát Bồ Đề Tâm Văn là một bài văn rất ngắn, nhưng nội dung của bài văn này thì bất cứ người học Phật nào cũng phải nằm lòng, không những vậy mà phải đời đời khắc cốt ghi tâm. Vậy bài văn này nội dụng nói gì?
Văn chỉ cho ta thế nào là tâm phàm phu, thế nào là tâm Phật. Thế nào là chưa phát bồ đề tâm, làm thế nào để phát được tâm bồ đề. Đâu là tà, chính, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên viên. Phát bồ đề tâm là căn bản của việc học Phật, nhưng “bồ đề” là gì, “bồ đề tâm” là thế nào, phát bồ đề tâm ra bằng cách nào, cả ba câu hỏi ấy vẫn cần phải giải thích.
Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm Văn: khuyến phát, tức là chúng ta vốn chưa phát tâm, nay Ðại sư Thích Từ Phong dùng ngôn ngữ vô cùng sáng sủa, văn chương bóng bẩy, để khuyên nhắc khuyến khích kẻ học Phật, để tâm được phát ra. Phát tâm gì? Chính là phát tâm Bồ đề.
Bồ đề là tâm là gì? Ấy là tâm rõ ràng, trong sáng, tâm bỏ mê, quay về giác, là tâm bỏ tà quy chính, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng uẩn khúc quanh co, cũng không dung các hành vi bất chính.
Bồ đề 菩提 là âm Hán-Việt, dịch từ chữ bodhi trong tiếng Phạn, có nghĩa là thức tỉnh, giác ngộ, giác đạo. Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo, mới có thể tu hành; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hành. Thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen lẫn lộn. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chính; không hiểu rõ đạo thì sẽ bước vào đường tà, bước quàng bước xiên. Tóm lại, không làm các việc ác, làm các điều lành, đó chính là tâm Bồ đề. Cho nên cũng chính là giữ gìn giới luật, chúng ta giữ gìn giới luật quy củ, đó chính là tâm Bồ đề; không giữ gìn quy củ tức là làm mất đi tâm Bồ đề. Ðó chính là ý nghĩa khái quát của tâm Bồ đề.
Văn 文 , ấy là văn chương. Vì những lời văn được chia ra từng chương, dùng thể văn ngôn để cho câu thêm phần sáng sủa, bóng bẩy, vậy nên gọi là văn chương. Nó có các loại văn pháp như khai hợp chuyển tích, có “chi hồ giả dã thử dĩ kỳ tai”, lại có khởi thừa chuyển hợp, lời văn viết ra mạch lạc, gọn gàng, trong đó bao gồm nhiều ý nghĩa. Bài “Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề” này đươc xem như một áng văn kinh điển trong Phật giáo. Tuy chữ không nhiều, nhưng lý luận của bài văn rất viên mãn, vì thế trong Phật giáo, bài văn này chiếm địa vị vô cùng quan trọng.
Sách được khâu thủ công theo lối cổ, bìa cậy nâu, in giấy xuyến chỉ hoặc dó gấp đôi, đọc ngược từ phải sang, khâu gáy bằng chỉ dù, quét nâu, tem sách chống xước, mực in chống nước không phai màu, số lượng chỉ có vài cuốn.
Quý vị thỉnh sách hoặc muốn trao đổi sách cũ đang có vui lòng nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà, kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.