Nghiên Cứu Lịch Sử Phật Giáo Địa Phương

Hiện trạng lịch sử Phật giáo địa phương

  • Công chúng, người dân địa phương cũng không nắm bắt rõ được thông tin về năm xây dựng, người sáng lập, công trạng của lịch đại Tổ Sư tại các ngôi chùa, đình, đền trong khu vực.
  • Nguồn tư liệu về Phật giáo địa phương có rất ít ghi chép, các tư liệu thậm chí đã bị thất lạc, mất đi vĩnh viễn, đa phần là các câu truyện truyền miệng thiếu tính chính xác.

Mục tiêu nghiên cứu lịch sử Phật giáo địa phương

Nhận thấy Phật giáo ở nhiều địa phương chưa được phát huy cũng như khai thác cụ thể, Thư viện An Vi đặt ra mục tiêu dưới đây để bảo tồn, nghiên cứu Phật giáo tại các địa phương:

  • Giúp mọi người nhận thức được tính gắn kết của các sự kiện Phật giáo địa phương trong tiến trình lịch sử Phật giáo của dân tộc, thúc đẩy niềm tự hào, ý thức cùng trách nhiệm với quê hương, đất nước.
  • Tập hợp ghi chép về các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ của một vùng, một khu vực, những ghi chép ấy phần nào phác họa nên bức tranh lịch sử rõ ràng, hoàn chỉnh hơn.
  • Bổ sung nguồn tư liệu về lịch sử Phật giáo tại địa phương tiến hành nghiên cứu.
  • Tìm hiểu các đình, chùa, đền trong một khu vực có sự đồng nhất về tông phái, kiến trúc,.. tạo nên cụm di tích lịch sử tại địa phương đó. 

(Ví dụ: Cụm di tích Đình – Đền – Chùa Lâm Du nằm trong quần thể các di tích lịch sử văn hóa cổ kính ven sông Hồng thuộc phường Bồ Đề – quận Long Biên – thành phố Hà Nội.

Cụm di tích này gồm 3 di tích: Đình Lâm Du, Đền Lâm Du, chùa Lâm Du nằm sát nhau.)

Kế hoạch nghiên cứu

  • Mục tiêu bước đầu đề ra cho đề án này là nghiên cứu lịch sử Phật giáo khu vực phía Bắc.
  • Mở rộng ra các khu vực lân cận và hình thành nguồn tư liệu chính xác đóng góp vào công cuộc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như lịch sử Phật giáo thế giới.

Phương pháp nghiên cứu

  • Tập hợp tư liệu từ văn bia và tài liệu, hiện vật cổ, tài liệu truyền miệng.
  • Tập hợp từ các nguồn tư liệu đã xuất bản về địa phương nghiên cứu.
  • Có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực nghiên cứu.

Giữ gìn, phát huy lịch sử Phật giáo ở mỗi địa phương trên Việt Nam

Rất mong được sự đồng hành của cộng đồng chuyên gia và những người yêu Phật giáo.

Thư viện An Vi cũng cần sự chỉ dẫn của các nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim, các chuyên gia và những người am hiểu về Phật giáo, kiến trúc, cảnh quan đình, chùa, đền tại các địa phương trên khắp cả nước để có có thể nghiên cứu cũng như bảo tồn các di tích lịch sử tại các tỉnh, thành phố trên Việt Nam