Đền Lảnh Giang thuộc địa phận thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nơi đây còn lưu giữ được bản thần tích cùng một số đạo thần sắc có giá trị. Bản thần tích ở đền Lảnh Giang nói về sự tích của ba vị thủy thần.
Ngọc phả xuất thế của một vị thủy thần triều Hùng (bản chính theo bộ lễ của Quốc triều).
Ngày xưa nước Việt Nam ta trời mở vận, thánh tổ phục dựng cơ đồ trải qua 28 đời, tổ truyền được hai ngàn năm đất nước thịnh trị, đời đời cha truyền con nối, đều gọi tên là Hùng Vương, lụa ngọc xe cộ sách vở đất nước thống nhất. Đây là ông tổ của Bách Việt. Thời này đất nước truyền được 18 đời, truyền đến Duệ Vương, vương là người đại lược anh hùng, tổ xây tông đắp được 17 đời, đất nước vững bền thịnh trị, trong thì sửa sang văn đức, ngoài thì phòng bị biên phương, dốc chí gây dựng để làm cho nước được yên. Đương ở thời này ở đạo Sơn Nam, phủ Thái Ninh huyện Thụy Anh trang An Cố có một gia đình họ Phạm tên là Túc, vợ là Trần Thị Ngoạn, vợ chồng đều hiền lành hết lòng tạo phúc làm việc nhân, vốn là gia đình giàu có, duy chỉ có con cháu là chưa sinh được. Một ngày nọ trời trong trăng sáng, bà họ Trần đi ra ngoài đạo, bỗng thấy có một đứa bé gái bèn hỏi rằng: ngươi sống ở nơi nào, đứa bé gái nói: thần là người phương Bắc vốn là nhà nghèo, cha mẹ đã mất rồi, anh em không có, một mình tôi đi tìm nơi khác, không biết trôi dạt phương nào, tôi nguyện vào nhà họ Trần làm con, bà họ Trần dẫn đứa trẻ về nhà nuôi dưỡng bèn đặt tên là Quý Nương, sống được vài năm bỗng một ngày Phạm Túc bị bệnh mà chết, mẹ con bèn trọn nơi đất lành làm lễ an táng, trong nhà để tang phụng thờ 3 năm, sau khi xong xuôi, một ngày Quý Nương bèn đi ra ngoài biển tắm gội, bỗng nhiên nhìn thấy một con giao long thân dài 8 thước, nó lượn quanh Quý Nương 3 vòng, khi Quý Nương tỉnh lại bàng hoàng kinh sợ. từ đó thân mình chuyển động tinh thần cảm thấy mà có thai. Người dân đều nói rằng, không chồng mà có chửa. Quý Nương bèn bỏ đến trang Hoa Giám sống ở đó, sống được 3 tháng thì đã đến ngày sinh hạ ra một bào thai, Quý Nương cho rằng là điều kì lạ bèn mang bỏ ra ngoài cửa biển, bỏ cái bào thai đó đi, cái bào thai đó trôi đến trang Đào Động ngoài sông có một người họ Nguyễn tên Minh gia đình đời đời bần hàn, lại làm nghề đánh cá làm nghiệp, trong lúc đánh cá bỗng nhiên nhìn thấy một bào thai trôi vào trong lưới cá, cho rằng đây là việc kì lạ lại lấy bào thai bỏ đi nhưng bỏ đi rồi lại mắc lại vào lưới, người đánh cá khấn rằng. Bào thai này quả là linh ứng như vậy, tôi nguyện lấy dao mổ ra, thì thấy có 3 con rắn vốn là quần hùng dũng khí, phân chia các nơi. Con rắn thứ nhất sống ở cửa sông trang Đào Động, con rắn thứ hai về sống ở cửa sông Thanh Do, con rắn thứ ba trở về trang Hoa Giám nơi người mẹ (nàng Quý) sống ở đó. Các con rắn sống ở mỗi phương là chuyện của loài rắn, duy chỉ tồn tại sự tích này.
Con rắn thứ nhất sống ở cửa sông Đào Động nhân dân lão phụ ở Đào Động nhìn thấy đều kinh sợ, khi biết đây là thủy thần xuất thế phụ lão đều trở về hành lễ ở trên sông bái tạ rằng: nếu là thủy thần xuất thế anh linh như thế chúng tôi xin được nguyện quay về bổn trang lập đền thờ. Từ đó bổn trang cầu gió được gió cầu mưa được mưa, nhân dân đều được nhờ ơn. Trải qua ba năm một ngày nọ bỗng nhiên trời đất tối mịt gió mưa nổi lên, một phương tối sầm sấm chớp liên hồi mấy tiếng đánh xuống cửa sông. Hôm sau phụ lão nhân dân ra xem ở dưới sông có tiếng ngâm thơ rằng:
Sinh ra làm danh tướng,
Chết hóa làm thần, tiếng thơm vạn năm còn mãi,
Nếu như ngày nào đó có giặc nổi lên khắp nơi,
Thì chúng ta mới trở thành người.
Đến thời Hùng vương giữa lúc mạt vận, Duệ vương sinh hạ được 20 người con trai 6 công chúa nhưng tất cả đều đến cõi tiên rồi, duy chỉ còn 2 nàng người thứ nhất là Tiên Dung Công chúa đã gả cho Chử công Đồng Tử còn người thứ hai tên Ngọc Hoa công chúa, bị nhốt ở Thiềm Cung, ngọc phả còn ghi chính phong có lương duyên ngày tốt chưa định vua bèn lập lâu đài ở cửa thành Việt Trì chiếu truyền ra thiên hạ quan dân, Ai là người thông minh tài trí đức độ anh hùng có thể kế vị của trẫm kế vị thiên hạ. Ngày nọ ở trên sông tàu thuyền xe ngựa nghe thiên tử ban chiếu bốn biển các trạng nguyên quan văn quan võ rồng rắn xao động, sao rụng xuống sông lạnh, thế trận vây mà hổ báo hồn kinh, sấm chớp vang biển, mỗi nơi đều có anh hùng. Duy chỉ có Sơn Thánh thông thiên trời đất là bậc kỳ tài, dời núi thay nước, vua cho rằng là đệ nhất nhân tài trong thiên hạ, bèn gả công chúa cho Sơn Thánh, cho kế vị. Lúc này Thục chủ là một nhánh của họ Hùng, nghe Duệ Vương tuổi cao mà hai mươi người con trai đều đã mất mà người kế thừa không có, mới có dã tâm chiếm ngôi, bèn đến cầu viện quân mã 8 ngàn chia làm 5 đạo, một đạo từ Hoàng Nghiêm đánh vùng nghiêm sơn 16 châu, một đạo theo đường Tuyên Quang vùng Châu tụ long bảo lạc, một đạo theo Minh Linh Bố chánh sứ, một đạo theo đạo Sơn Nam Ái Châu , một đạo theo đường biển, thủy bộ cùng tiến quân, thanh thế lớn mạnh, Duệ Vương lo lắng có ý lập đàn cầu đảo trời đất bách thần. Đêm ấy duệ vương nằm mơ thấy trước sân có một vị sứ giả thiên đình mặc áo canh bảo rằng, giặc này quả là lớn mạnh nhưng trời cao giúp sức nhiều lần giáng tướng tài. Ngày nay có 3 vị thủy thần giáng xuống đạo Sơn Nam, phủ Thái Nguyên, huyện Thụy Anh. Nay một vị sống ở Hoa Giám trang, một vị sống ở Thanh Do, một vị sống ở Đào Động, còn phó thác làm rắn nguyện bệ hạ sai sứ giả trở về các địa phương thì sẽ biến thành người cùng Sơn Thánh thì có thể khắc chế được giặc. Bỗng nhiên vua tỉnh dậy lập tức sai sứ giả về các địa phương mời ba vị thủy thần, sứ giả phụng mệnh đi đến các nơi. Đến trang Đào Động bỗng thấy trời đất tối sầm gió mưa ầm ầm ở cửa sông, sấm chớp nổi lên, tự nhiên rắn biến thành người tự xưng là Vĩnh Công toàn thân thân rồng dài 8 thước, sức khỏe hơn người có thế địch muôn người, đứng ở trước sân, quay về trang Hoa Giám bái yết thân mẫu, huynh đệ cùng gặp nhau vào gặp vua, vua thấy ba người kì dị đích xác là thủy thần xuất thế, chẳng phải là người thường, lập tức vua bèn lạy Vĩnh Công làm Trấn Tây ngự Ái châu Sơn Nam biền châu cùng các tướng quân chống quân Thục, vua lại mời Sơn Thánh đến hỏi kế sách, Sơn Thánh tấu rằng, hai ngàn năm trở lại đây vua thánh hiền …..mà nay nước giàu binh mạnh bệ hạ đức lớn ban ra hải ngoại người Thục không tự giữ được tự chuốc lấy thất bại. Sự thế ngày nay thần cùng với ba vị thủy thần dốc lòng hết sức quân Thục không quá nửa tháng sẽ bại.
Vua nghe chuyện này vui mừng bèn tự mình theo Sơn Thánh đến đỉnh núi hải đảo, lại trao cho ba vị Thủy Thần theo bệ hạ đến hải đảo ba vị thủy thần lĩnh binh hùng 20 vạn, danh tướng ngàn người tức thì Sơn Thánh cùng ba vị Thủy thần bái tạ trước mặt vua, mà đi bài binh bố trận, Sơn Thánh làm tiền quân, Thủy Công làm trung quân, Còn hai vị thủy thần làm hậu quân, tiến thẳng đến hải đảo, mấy vạn quân mạnh như hổ báo, quân Thục 5 đạo đều đại bại chạy toán loạn cả. Xe mã về kinh dâng biểu tấu tin thắng trận, quân Thục đã thua. Vua nghe tin lập tức hạ chiếu mời chư tướng về triều vua lại truyền trăm quan mổ trâu bò khao thưởng bái tạ trời đất bách thần, đối đãi bề tôi như thủ túc, thưởng chi tam quân, từ đó vua tôi đồng lòng đất nước yên ổn, tứ hải thái bình, dân chúng vui vẻ âu ca, vương bèn gia tặng chức tước và đất đai, sau lại phong Vĩnh Công làm Nhạc phủ ngư thượng đẳng thần, Vĩnh Công cảm tạ mà không nhận, ông chỉ xin giảm tô thuế lao dịch cho trang Đào Động, vua đồng ý, Vĩnh Công cảm tạ từ biệt vua, lên xe mã trở về Đào Động, muôn nhân dân gia thần như thủ túc, ông bèn lấy 10 người thân tín ở Đào Động trở về thăm mẹ, ở đó được một thời gian không may thân mẫu mắc bệnh mà mất. Ông bèn trọn mảnh đất tốt hành lễ an táng chịu tang sau ba năm xong. Lúc nhàn nhã ông xem địa thế một ngày đi đến bên sông trang Đào Động thì thấy mảnh đất hình thế sơn thủy hữu tình, bèn lập đồn doanh sống ở đây. Ông bèn mở yến mời các phụ lão nhân dân đến dự tiệc, lúc rượu say bèn nói: ta và nhân dân ắt là có duyên, chẳng phải là ngày này sao? Ta vàng bạc ngàn thùng muốn mua đất đai ao chuôm đế làm nơi thờ tự về sau, từ đó ông lại khuyên nhân dân khuyến khích việc nông tang, trừ hại cho dân, người dân đều giàu có, ông có công với nhân dân, ở được vài năm đến năm Bính dần mùa thu ngày 25 tháng 8 ông cùng người dân đang ngồi ở trong nhà bỗng nhiên mưa gió nổi lên, giáng xuống nhiều lần giống như trong đêm, khi trời đất trở lại trong sáng nhân dân trông ông nhưng không thấy, ông đã đi mất. Nhân dân cho rằng đây là việc kì lạ bèn dâng biểu tấu vua, vua nghe chuyện nhớ ông Trấn tây tam kỳ bèn gia phong thêm mĩ tự là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng Thái Thượng Đẳng Thần, đất nước hạ chỉ ban tiền 400 quan tiền để cho trang Đào Động nghênh đón thần và trùng tu miếu điện để phụng thờ nhang khói cho ông.
Ngài được truy phong là Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh Ứng Đại Vương
Lại nói từ thời này trở về sau trải qua các triều Tiền Lý, Đinh, Lê, Lý, Trần thường có công giúp nước bảo vệ dân các vua thường gia phong thêm mĩ tự cho rắng để lưu giữ đến muôn đời không mất.
Vâng khai hóa các ban và tên húy nhất thiết cấm chữ Vĩnh, phụng thờ thần ngày 10 tháng giêng, Lễ dùng để dâng lên là một bàn chay, lễ hạ dụng dùng lợn đen để làm lễ.
Ngày 25 tháng 8 làm lễ hóa thần, lễ dùng trâu bò xôi rượu
Ngày tốt giữa tháng năm Vĩnh Hựu thứ 2
Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ thần Nguyễn Bính vâng soạn
Bát phẩm thư lại thần Nguyễn Hiền phụng
– Nguyễn Huy Khuyến –
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.