Phật giáo xuất hiện tại Việt Nam trên hai ngàn năm, đồng hành cùng dân tộc, để lại nhiều dấu ấn tích cực trong mọi bước chuyển mình của lịch sử. Dù trong giai đoạn nào, Phật giáo luôn ủng hộ, phù trợ cho dân, cho nước.

Trong quá trình đó, các tổ sư Việt Nam đã để lại một kho tàng di sản vô giá, là các bản kinh, chú, luật, luận,… bằng chữ Hán Nôm, dưới dạng khắc in mộc bản, hoặc viết tay.

Nếu hệ thống hóa và khảo cứu lại các văn bản Hán Nôm đó, ta sẽ nhận được nhiều giá trị to lớn

  1. Đối sánh được các bản kinh được khắc in/ viết tay truyền bá tại Việt Nam so với đại tạng của thế giới, lập đại tạng kinh Hán Nôm Việt Nam, từ đó nhận ra được vị trí của Phật giáo Việt Nam so với ngôi nhà Phật giáo toàn cầu.
  2. Đánh giá được tình hình tu học, hành pháp, từ đó hình dung được lịch sử Phật Giáo Việt Nam thông qua số lượng các bản kinh vào từng thời kỳ
  3. Khảo sát các lời tựa, bạt, hồi hướng trên mỗi bản khắc, sẽ giúp hình dung được hành trạng, công đức của các vị tổ sư Phật giáo Việt Nam.
  4. Phật giáo Việt Nam có đặc trưng là các tổ sư đạt ngộ từ kinh điển phổ biến hơn nhiều đạt ngộ từ công án hay sư phụ khai ngộ (như ở Trung Quốc, Nhật Bản), vậy khảo sát các văn bản kinh Hán Nôm chính là cách để đến gần hơn với phương pháp chứng ngộ mà các tổ truyền lại.

Hiểu được tầm quan trọng đó, ekip dự án Thư viện An Vi, với sự tài trợ của Trung tâm khoa học tín ngưỡng Việt Lạc, Công ty TNHH Vilapa đã phát nguyện thực hiện dự án tập hợp Đại Tạng Kinh Hán Nôm Việt Nam, với kết quả là một danh mục kinh, chú, luật, luận,… đã từng được san khắc, viết tay, truyền bá tại Việt Nam, mỗi mục sẽ có hình ảnh tư liệu được chụp từ văn bản gốc, đăng tải hoàn toàn miễn phí lên internet trên website và fanpage của Thư viện An Vi, phục vụ cho các nhà nghiên cứu và cộng đồng dễ dàng tìm hiểu.

Việc hệ thống hóa và so sánh sẽ dựa theo phương pháp phân loại của Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, là phiên bản Đại tạng kinh được sử dụng rộng rãi nhất và tương đối hoàn chỉnh trong giới học thuật.

Xin mời độc giả bấm vào từng link có gạch dưới để đến được từng văn bản cụ thể

KINH TẠNG

  1. Bộ A Hàm

  2. Bộ Bản Duyên

  3. Bộ Bát Nhã

  4. Bộ Pháp Hoa

  5. Bộ Hoa Nghiêm

  6. Bộ Bảo Tích

  7. Bộ Niết Bàn

  8. Bộ Đại Tập

  9. Bộ Kinh Tập

  10. Bộ Mật Tông

LUẬT TẠNG

  1. Bộ Luật

LUẬN TẠNG

  1. Bộ Thích Kinh

  2. Bộ Tỳ Đàm

  3. Bộ Trung Quán

  4. Bộ Du Già

  5. Bộ Luận Tập

  6. Bộ Kinh Sớ

  7. Bộ Luật Sớ

  8. Bộ Luận Sớ

TẠP TẠNG

  1. Bộ Chư Tông

  2. Bộ Sử Truyện

  3. Bộ Sự Vựng

  4. Bộ Ngoại Giáo

  5. Bộ Mục Lục

  6. Bộ Cô Dật

  7. Bộ Nghi Tự